Trị vì Hùng_Vương_thứ_I

Hành chính

Theo sử cũ thì Hùng Vương đã chia nước Văn Lang làm 15 bộ:

  1. Văn Lang (Vĩnh Phúc, Phú Thọ)
  2. Chu Diên (Sơn Tây)
  3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
  4. Tân Hưng (Tuyên Quang)
  5. Vũ Định (Thái Nguyên, Cao Bằng)
  6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
  7. Lục Hải (Lạng Sơn)
  8. Ninh Hải (Tuyên Quang)
  9. Dương Tuyền (Hải Dương)
  10. Giao Chỉ (Hà Nội,Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
  11. Cửu Chân (Thanh Hóa)
  12. Hoài Hoan (Nghệ An)
  13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
  14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
  15. Bình Văn (?)

Văn hoá

Vào đời Hùng Vương thứ nhất, dân làm nghề đánh cá, hay bị thuồng luồng làm hại, vua bắt dân lấy chàm vẽ mình để thú dữ tưởng là đồng loại, không làm hại được nữa.[2]

Sử cũ cũng chép thuyền của ta ở đằng mũi hay vẽ hai con mắt, để thuỷ quái ở sông, biển trông thấy mà sợ.

Thời ấy, người dân lấy vỏ cây làm quần áo, bện cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa cây làm rượu, lấy bột cây quang lang[3] làm cơm, lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muối. Cày bằng đao, cắt bằng lửa, làm cơm nếp bằng ống tre, gác cây làm nhà sàn, cắt tóc ngắn để đi vào rừng cho tiện, khi có người chết thì lấy cối chày không ra mà giã để báo tin cho hàng xóm, trai gái cưới nhau chưa dùng trầu cau mà lấy phong muối làm đầu, v.v.

Các phong tục tập quán của người Lạc Việt tiếp tục tồn tại cho đến đời Hùng Vương thứ XVIII.